Bút Chiến: Chia Tài Sản

Lượt xem: 19
3 tháng trước
Bạn có thể sử dụng mũi tên trên bàn phím để qua chương
Cấu hình
Báo cáo
Lưu truyện

CON DÂU - KHẢ Ý: ẨN BÚT

Đôi tay em nâng di ảnh của anh chầm chậm đặt ngay ngắn lên bậc thờ gia tiên, nằm đơn độc giữa kệ thờ thứ ba làm bằng gỗ lim ánh bóng màu nâu sẫm.

Hai bàn tay ấy đã không còn run rẩy như khi nắm lấy tay anh vài ngày trước.

Em đứng lì ở đó, ngay giữa cân phòng từ đường, không muốn rời đi cũng không có ý định nhường chỗ. Đã bao lần em và anh đối mặt nhau nhưng chẳng lúc nào giữa hai ta tồn tại thứ cảm xúc giống hiện tại. Bằng cách nào mà những thứ xảy đến xung quanh gần đây đã thuyết phục người phụ nữ thoả hiệp.

Trong cái nhà này, ba là người điềm đạm, luôn bình tĩnh với mọi sự. Em chỉ thấy nét mặt ông đanh lại đôi lần trong suốt 20 năm mình làm dâu, cũng ít thấy ba cười và chưa lần nào chứng kiến ông ấy khóc. Ấy vậy, 4 hôm trước em thấy tròng mắt ông rưng rưng nhìn ngắm di hài lạnh lẽo của anh nằm im lìm trong chiếc quan tài trắng. Một, hai giọt nước trong vắt men theo nếp nhăn lăn trên gương mặt đã xế chiều, bắt đầu chảy thành từng dòng khác nhau khi ông mếu máo.

Hình bóng anh nhoè dần.

Mẹ ở ngay sau em vài bước, còn tiếng sụt sịt của bà thì ngay bên tai. Đức cùng My đứng cạnh hai bên dìu lấy thân hình héo mòn như sắp đổ gục bất cứ khi nào của mẹ. Làm sao mà người mẹ nào lại không quặn thắt đến xé lòng khi buổi sáng vẫn còn được thằng con trai lớn gọi điện hỏi thăm, đến tối phải vào viện ký nhận xác nó về!

Không ai trong gia đình chúng ta đủ dũng cảm cầm lấy cây bút đen trong giây phút đó, trừ mẹ anh.

Thằng Minh bất giác từ cạnh bà nội tiến gần lại nắm lấy bàn tay em, kéo em ra khỏi màn đêm kinh hoàng. Những ngón tay nhỏ nhắn nằm gọn gàng, có chút hơi lạnh nhưng nhanh thôi em sẽ mang trở về hơi ấm vốn có.

Nét bình mặt của thằng Minh trông thật kì lạ so với một đứa nhóc 8 tuổi.

Mong rằng quãng ngày nghỉ ngắn cùng ông bà ngoại ít nhiều chữa lành vết thương nay in hằn vào tâm hồn nó. Xoa dịu trái tim con trai chúng ta, đưa con về với tuổi thơ vui tươi, rồi tràn đầy sức sống đến trường và gặp lại những người bạn xa cách.

Liệu thằng bé có ổn như em nghĩ?

Phía trước là kỳ thi lên lớp, công việc vắt kiệt thời gian của em đến nỗi muốn ngồi cả tối kèm Minh học cũng trở nên khó khăn. Em đã đến tận nhà gặp cô chủ nhiệm - một người trung niên có mái tóc xoăn, khuôn mặt tròn với nụ cười phúc hậu và cả tấm lòng thấu cảm sâu sắc. Cô Anh Thư ngỏ lời thay em chăm bẵm Minh ở trường, cô giáo đã khước từ mọi sự báo đáp vật chất bằng nụ cười chất chứa sự thấu hiểu. Dù vậy em vẫn lo. Một ngày nào đó thằng Minh nhận ra sau tiếng trống tan trường, đưa đón nó trước cổng không còn là cái gã đàn ông cao ráo thân quen; chiếc ghế đối diện cửa sổ sẽ chẳng bao giờ được kéo ra khỏi bàn bởi gã vào mỗi bữa cơm; ngày qua ngày nó sẽ quên mất giọng điệu trầm ấm hằng ngày cưng nựng nó;...

Anh ơi...! Tất cả đổi thay làm con chúng ta thay đổi mất!!!

Em cúi xuống nhìn Minh, thật yên ắng và nhỏ bé, nó vẫn chăm chú nhìn bức hình đóng khung sau lớp kính, rồi nó từ từ ngửa đầu ngó nghiêng về phía em, trông nó như sắp khóc. Diện mạo em phản chiếu qua cặp mắt bồ câu thơ dại. Một lớn một bé lặng im nhìn nhau.

“Mình qua chào bà rồi về thôi con.” Tay phải em lay nhẹ tay thằng bé, cổ họng nghẹn ứ, tông giọng khàn đặc và thật khó khăn để nói ra.

Thiết nghĩ cuộc đời mai sau của hai mẹ con em sẽ rẽ về đâu khi vắng anh, em phải đơn thân nuôi dạy Minh thành tài, gồng gánh các khoảng chi tiêu hằng ngày và tính toán cho đến lúc nó học xong đại học.

Còn cả tiền dành dụm cho con nó làm ăn nếu mai sau nó cần giúp.

Cả tiền cưới xin nếu tương lai nó vẫn chưa kiếm đủ.

Xây cái nhà cho hai vợ chồng nó. Bởi lẽ em nhất quyết không đồng ý để nó mua trả góp cân hộ nào đó hay bất cứ nơi đâu, khiến nó lại phải gồng mình lên, đầu tắt mặt tối, âm thầm làm quần quật sáng đêm như ba mẹ nó.

Còn cả xe cộ nữa.

...

Có thể em lo xa quá mức. Tự biến mình thành một kẻ hám tài bám lấy đồng tiền mà sống. Điều duy nhất em không biết là từ trong sương mù nhân thế sẽ đổ ập lên em những gì.

Bất luận chuyện gì, em vẫn luôn kiên cường, phải thật kiên cường, chạy đến cùng ánh sáng từ 9 năm trước hai ta cùng theo đuổi. Nay đã là ánh sáng duy nhất đứng trước mắt em.

“Con của chúng ta, sẽ trưởng thành như mơ ước của anh.”

 

Bước chân em không thể dừng ở đây mãi.

“Mình về thôi con.”

Em nắm lấy tay Minh và kéo nó đi theo sau đến chỗ bà nội.

“Mẹ ơi...” Hơi thở em nhỏ nhẹ như trước lông vũ vì trông mẹ tiều tụy lắm rồi, tròng mắt mẹ chẳng có chút tia sáng nào phản chiếu, còn mi mắt thì sưng húp tương phản mạnh với gò má xương và hốc má hóp.

“Mẹ ơi...”

Em gọi lần nữa khi đã chắc chắn rằng mẹ đang nghe em nói.

“Con và Minh thưa mẹ chúng con về.”

“Con qua thưa bà nội đi con.” Minh vẫn ngoái cổ đăm đăm vào khung ảnh của anh.

Mẹ dồn hết sự chú ý còn lại cho Minh, có lẽ mẹ đang tìm kiếm nét dáng vóc của anh phản phất ngay trên đứa cháu. Thằng Minh vẫn trưng bộ dạng đó đủ lâu, đứng lì khiêu khích sự nhẫn nại.

Em sau này mới hiểu, con hành xử như thế cũng phải thôi, ắt hẳn khối óc nhỏ hiện giờ bị làm phiền bởi nhiều khúc mắc, đến khi Minh nó hiểu chuyện hơn, nó trả lời câu nói vu vơ từ em ‘con khi còn bé thích nhìn ngắm ảnh của ba lắm, nhọc lắm mới kéo con ra khỏi nhà cậu Đức’:

“Con khó lòng mà quên khoảng thời gian cuối xuân ấy!... Mẹ nghĩ thử xem, buổi sáng sau khi tỉnh dậy con đã thấy một chiếc hộp chữ nhật nằm trên 4 chân đỡ đặt giữa nhà cùng những bày biện kì quặc. Rồi mẹ bảo con ‘ba ngủ trong đó’. Còn con thì muốn kậy mở tấm ván gỗ gọi ba dậy, con còn nghĩ ‘lớn rồi sao ba lại chui vào đó ngủ? Ba giận mẹ sao?’. Khi con lớn lên con mới biết ông nội đã cấm bất cứ ai đánh thức con ra gặp mặt ba lần cuối vì con còn quá nhỏ, ông sợ tâm lí con không chịu nổi mà ám ảnh cả đời. Lúc ở từ đường, đó cũng là lần đầu tiên con biết rằng ba đã mất, sau khung ảnh của ba là những bức vẽ chân dung thời xa lắc xa lơ dòng họ mình. Con hiểu mọi điều diễn ra quanh con. Khoảng thời gian đó khó khăn với chúng ta nhường nào! Con thật may mắn khi có mẹ! Có mẹ tảo tần mới có con hôm nay...” Càng lớn văn phong nó càng sến sẩm giống y ba nó.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Trước lúc em và Minh rời đi, em có nói chuyện với mẹ một chút, khuyên nhủ mẹ, em cũng giống bà ấy đều là một người mẹ nên em hiểu nổi đau dai dẳng trong trái tim bà. Nhờ Đức và My đưa mẹ và ba về. Cớ sự của anh nên hai đứa mới quyết định rời lại đám hỏi đến gần cuối năm thay vì ngày 18/6 như dự kiến. My, con bé hiểu chuyện vô cùng, em nhận ra My từ khi nào xem những con người như chúng ta là một phần của cuộc đời con bé, hành xử và lo lắng như người một nhà. Đức và My cho em thấy một mầm xanh mới đang dần tươi tốt, toả sắc giữa đất trời xám màu.

Đi xuống hết bậc thang em thấy ba nép mình vào cột, tay phải ông vẫn đang cầm điếu thuốc cháy dở, ông thơ thẩn thả mình vào nơi xa xăm mà chẳng nhận ra em và con đang gọi. Em cũng không phiền ba mà khẽ cuối người chào ông rồi quay người dắt theo Minh.

Chiếc xe máy chở mẹ con em chậm chạp khuất sau ngã rẽ.
 

Vài hôm sau.

Văn phòng luật sư gửi thư điện tử thông báo vấn đề về Văn bản thoả thuận phân chia tài sản. Họ mời em qua bên đó. Dành buổi sáng trao đổi cùng cố vấn viên – một cô gái trẻ, đầy sự am hiểu đã ôn tồn giải trình với em mọi vấn đề liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng và phần của hai bên sui gia.

Hiện thời, điều em thực hiện không đúng lễ nghĩa. Thâm tâm cũng không cho em thoải mái từng ngày. Cuộc sống của hai mẹ con dần xa cách nhau hơn.

Em cần giải ngân số tiền chung hai ta để dùng tiền đó chi trả cho tiền trả góp cân chung cư hàng tháng, tất cả đứng tên bởi anh làm em lao đao hơn nữa.

Sếp vừa mới đồng ý ước muốn ở lại làm thêm giờ của em. Khi cánh cửa nhà mở chào đón em về thì Minh đã ngủ, còn kim đồng hồ còn một nấc thang nữa là bước sang ngày mới. Em vội tắm rửa, cho đồ vào chiếc máy giặc Toshiba anh mua từ 5 năm trước, sau cùng là kiểm tra khoá biểu lên lớp của con và soạn đầy đủ sách vở cho ngày mai, rồi em mới dám đặt mình lên chiếc giường trước khi 6 giờ đồng hồ quý báu đó trôi mất.

Hi vọng, em có được khoảng tiền, không phải tăng giờ làm, về sớm hơn và lo cơm nước cho con thay vì trông chờ vào cô Hồng người bảo mẫu em mới thuê. Lương tháng của em đủ phần học phí của Minh, khi nó bước sang cấp 2 mọi thứ khác hẳng, toàn bộ sẽ tăng và thêm cả khoảng chi cho phụ đạo lẫn những cái nó yêu thích muốn học. Phần còn lại cho trả góp cân chung cư này. Em chỉ có thể xin làm thêm 6 giờ nữa, ban đầu sếp có vẻ lo lắng thoáng qua nhưng mớ dư án kia chả ai chịu động vào nên ông ta cũng gật đầu ngay tắp lự, đương nhiên số tiền nhận được em trả lương cho cô Hồng kèm thưởng, số ít ỏi sót lại em chi cho ăn uống ba người. Tài khoảng em bất đầu âm dần rồi...

Không biết đên khi nào mọi thứ sẽ cạn kiệt?


 

“Chị Khả Ý, em tới rồi.” Đức bước vào phòng khách cười chào em đang ngồi trên sofa.

“Chào em, vào ngồi đi, có trà chị mới pha nè.”

“Em xin lỗi, chổ em mắc mưa, áo mưa My lấy quên trả nên em ghé trú bên mái hiên tiệm trái cây. Tiện đó mua ít quả thấp hương cho ba luôn. Mà chị đến lâu chưa?” Đức vừa nói vừa mang túi trái cây ra phía bếp lấy đĩa sắp gọn chúng.

“Chị cũng vừa mới ghé qua thôi.”

Chiếc măng-tô dầm mưa thấm đượm bờ vai, em anh vẫn loay hoay với đĩa trái cây cao 3 nấc.

“Chị chờ em chút nhé.”

“Thong thả đi, 4 giờ rưỡi chị mới đi rước Minh”

“Tinh thần cháu ổn hơn chưa chị?” Đức xoay mặt hỏi thăm cháu, hai tay đang bê đĩa chất đầy xoài, na, chuối xanh, nho tím và ba quả lekima vàng ruộm đặt nhẹ lên bệ cúng.

“Ban đầu khi quay lại trường, nó trầm mặt, tự xa cách với đám nhỏ cùng lớp. Hỏi nó nó chỉ nói ‘con không thấy vui với mấy trò của bạn... con không muốn tham gia’.”

“Em thấy để mãi vậy không ổn đâu chị... hay là...”

Dừng khoảng nghỉ ngắn em tiếp.

“Chị có thuê cô Hồng chạc tuổi chị làm bảo mẫu tại gia và kể rõ cho chị ấy nghe tình hình của Minh. Đưa đón, giặt giũ, nấu ăn và dọn dẹp những việc đó chị ấy lo. Do nhà chị Hồng cũng từng có con nhỏ, đã trải quả giai đoạn này nên chị ấy thông cảm nên nhận cả việc kèm học và nhắc cháu đi ngủ đúng giờ. Chị cũng ngạc nhiên khi bả khoe ảnh tấm bằng chứng nhận mầm non của mình.”

“Minh nó giờ quen chưa chị?”

“Khá thân với cô rồi. Giờ còn bắt cô kể truyện mới chịu ngủ.”

“Chà!” Em trai này phát tiếng “chà” đầy ghen tỵ. Chắc nó quên rằng nó lớn sát thế kia rồi đấy.

“Ở trường có cô chủ nhiệm tên Anh Thư cũng quan tâm nó hơn các bạn nhỏ khác. Giúp nó hoà nhập lại rồi. Có điều đôi khi lũ nhóc tì đó ngây thơ nói ra những lời vô tình khiến cháu nó buồn, về khóc ỉ ôi với mẹ. Hôm sau, cô Thư mới chỉ cho Minh biết bằng chất giọng dịu dàng, đại khái các bạn không xấu tính, chỉ là họ không biết biểu đạt thế nào thôi, tụi nhỏ lại hoà hợp với nhau.” Em nói như được mùa.

“Vậy ok quá rồi chị. Em tính kêu chị gửi qua đây em chăm cháu thay cho. Tiệm may của em và My đã tự vận hành được rồi, nên thời gian tương đối dư dả. Nếu khó khăn gì cú gọi cho bọn em nha!” Câu từ của nó chứa đựng sự nhiệt huyết, môi cười rất chân thành, đi đến chổ ghế sofa đơn rồi ngồi đối diện em.

Em không biết hồi âm như nào nữa, tiếng “cảm ơn em” đúng là sự phản ứng đơn thuần.

Câu chuyện dần đi từ cuộc sống đến việc cưới xin của hai đứa nó.

Rôm rả đến khi ba dìu mẹ vào.

“Con chào ba mẹ.”

“Con chào ba mẹ.”

Hai đứa đứng lên, em chuyển qua đứng bên ghế đơn, còn Đức tiện nước bước qua phụ ba đỡ mẹ ngồi xuống dãy sofa.

“Hai đứa ngồi xuống đi.” Ba nói.

“2 túi nhựa này đựng giấy tờ của con đây phải không, Khả Ý?” Đôi mắt ba lướt thoáng qua, tay trái ông khẽ dùng hai ngón tay khẽ đẩy kính lên, người ông hơi cuối xuống.

“Dạ thưa ba.” Em giải thích. “Túi có băng xanh làm dấu là Văn bản thoả thuận phân chia tài sản hai vợ chồng con. Màu đỏ là bên họ nội ạ. Con mời ba xem qua ạ.”

Cân phòng trở nên yên tĩnh nổi bậc lên tiếng sột soạt ngắt quãng.

Ba khẽ gật đầu mấy lần rồi nhìn sang Đức.

“Con cũng xem đi.”

“Dạ ba.”

Ba kéo ánh mắt về mặt những trang giấy chi chít chữ.

Mẹ ngồi ngã lưng ra sau, sự chăm chú của mẹ đặt lên người em, khản tiếng cảm khái.

“Khả Ý à. Con ốm và xanh xao quá!”

“Dạ, mẹ đừng lo, con chỉ thiếu ngủ không có vấn đề gì đâu, ngủ bù là tươi tỉnh lại ấy mà.”

“Hay là con dọn đồ về đây ở cùng với ba mẹ đi? Giảm nhiều gánh nặng cho con.”

Lời mẹ anh đẩy em về đêm anh trăng trối ở viện, cuộc sống bên nhà anh nhìn có vẻ đủ đầy nhưng công sức gầy dựng muôn vàn gian truân. Anh luôn ôm sự hối hận khôn ngui vì ngày trước anh phá hỏng biết bao nhiêu tâm sức ba mẹ, một tên phá gia chi tử tiêu tán không biết bao nhiêu tiền của. Ngày anh tỉnh ngộ anh đã hứa với lòng rằng không làm họ lao tâm khổ tứ nữa và lấy về những gì anh ngu mụi vứt đi. Em yêu anh vì thế. Làm sao em có thể lệ thuộc và bám víu lấy số tiền anh dành dụm, một nữa cho gia đình mình và nữa kia là an hưởng tuổi già cho ba mẹ anh.

“Con cảm ơn mẹ! Nhưng hiện giờ con không muốn rời đi vì nơi đó gần trường Minh học. Mọi thứ đều ổn thoả, mong rằng mọi người giúp hoàn thành di nguyện của chồng con.”

Em nghĩ đã đến lúc nói cho mọi người nghe.

“Con muốn ba mẹ và Đức giúp con ký xác nhận hai bản giấy tờ này. Mọi người giúp con ký nhận tài sản anh Tuấn để lại, đây là di ngôn anh Tuấn dùng những hơi cuối trong sự tỉnh táo để nói trước khi anh ấy lâm chung.”

Dãy số in trên nền trắng vỏn vẹn 200 triệu cho riêng mỗi em thì lấy gì bọn họ đủ thuyết phục lương tâm mình mà đặt bút ký.

“Khả Ý, mẹ đồng ý ký nhưng tiên quyết con và Minh phải về đây sống.”

“Chuyện anh hai cũng qua lâu rồi hà cớ gì tự làm khổ mình vậy chị” Đức tắt nét tươi vui mà ngó sang em “Chị ơi, nghe lời mẹ đi, nha?”

Uớc gì em có thể thở dài trước mặt họ.

“Chi bằng đưa Minh về cho ông bà chăm, có chú nó đưa đi học hay hơn nhiều giao trứng cho ác con à.”

Mẹ anh bắt đầu kể.

“Ba mày tuy giận nó lắm, dù gì cũng con mình! Khó khăn cùng nhau giải quyết. Thằng Tuấn nó ôm nợ một mình rồi giờ nó muốn đổ lên đầu vợ con nó hay gì!?...”

Mẹ anh ho khụ khụ ngắt ngang, âm thanh khàn đục, em vội chạy đi lấy cốc nước lọc, mẹ không thể ăn uống tùy ý giống đôi ba năm trước được nữa, bệnh tiểu đường âm thầm bào mòn bà ấy.

“200 triệu kia cho con sống bao nhiêu ngày với nó mà sao cứ cố chấp? Nói ba nghe.” Ba cầm cốc nước kề trên môi mẹ, tay trái vuốt lưng bà.

“Ba tính vầy. Con bán cân trung cư đi. Lấy số đó trả hết số tiền cho bên cân hộ. Ba sẽ tìm người sang nhượng lại mảnh đất này rồi tất cả dọn qua một nơi khác sống.”

“Nhưng ba ơi, Minh sẽ phải chuyển qua một môi trường mới, cô giáo chủ nhiệm và bạn cùng lớp rất yêu quý nó. Khó lắm mới đưa thằng bé thoát ra nỗi âm u trong lòng.”

“Chả lẽ con định cho nó học cả 4 năm cấp 2 ở nơi đó hay gì. Cái cô gì đó có chủ nhiệm được thêm 5 năm chăm không. Con liệu có quan tâm tới tương lai con mình không vậy Khả Ý?” Ba gằn giọng “Hai đứa bỏ cái suy nghĩ ấu trĩ đó đi.”

“Tội Đức và My lắm ba ơi... Hai đứa cuối năm nay êm xuôi là có thể tổ chức đám cưới rồi. Không thể vì mấy chuyện này mà ảnh hưởng hai đứa nó đâu ba mẹ.”

“Không sao đâu chị, hai em đăng ký kết hôn rồi treo đó được mà, My có chạy đâu mà sợ” Đức nói cười thản nhiên trấn an em.

Trông mắt anh em trai luôn là đứa út hiểu chuyện, đó giờ nó vẫn nhường nhịn chúng ta kể cả chuyện anh báo hại gia đình đẩy nó mất đi mấy năm đại học, trễ nải việc tốt nghiệp. Em hiểu sao anh lại thương yêu nó đến vậy.

Nhìn thẳng vào đôi mắt Đức moé miệng mỉm cười thay lời cảm ơn. Thời khắc này chỉ dành cho những điều chân thật.

“Chúng ta không ai cần phải thay đổi cả. Nhaà ừ đường không bán đi, Đức và My vẫn tổ chức đám cưới vào cuối năm. Minh vẫn đi học tại trường Cửa Dương 1, còn con vẫn đi làm và hoàn thành dự định của cả 2...”

“Chị à... chị đừng vậy n...”

“Người một nhà mà con cứ như ngoài đường vậy, Khả Ý. Ba mẹ phật lòng hai đứa bây chuyện gì à. Người còn đó thì bạc kiếm lại được, bệnh rồi lăn đùng ra đó rồi ai lo cho.” Ba nói, hơi thở ông cũng lệch nhịp dần.

“Dạ thưa, hai người hiểu nhầm tụi con rồi ạ.” Em cố xua đi nỗi ngờ vực trong lòng họ bằng sự thật hai mình đã giấu giếm.

“Anh Tuấn luôn canh cánh trong lòng chuyện cũ, ám ảnh bởi tuổi trẻ ngu ngốc phá đi biết bao thứ ba mẹ gầy dựng. Anh nói với con 8 năm trước rằng ‘chưa quá muộn màng để thay đổi’, anh bảo ‘nếu không gầy dựng lại được thì anh sẽ báo hiếu bằng tiền phụng dưỡng mẹ cha, lo hết nợ nần không liên lụy ai và đi đám cưới thằng Đức thật hoành tráng’.”

Gia đình trở nên im lặng. Tiếng em tiếp tục cất lên.

“Khoảng tiền nợ khổng lồ 25 tỷ nhưng con và ảnh đã gồng gánh chẳng để ai đến nhà đập đi món đồ nào. Nó dần vơi đi sau chừng ấy năm tháng. Với anh ngôi nhà từ đường này là tất cả những gì sót lại mà anh không thể mất!!! Là nơi ba mẹ anh sống, cho anh biết hối cải. Là gia đình anh yêu. Con cũng yêu ảnh theo cách riêng của mình, con hiểu được những viên đá trong con người anh nặng nhường nào. Vì thế con sẽ không đồng ý với ai hôm nay.

“...”

“...”

“...”

“Nếu mọi người hiểu xin hãy giúp con hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của anh.”

Khoé mi em dần ươn ướt rồi dần mờ đi. Bàn tay vô thức dụi chúng.

Ba anh đặt mấy tờ giấy lên bìa sơ mi, mẹ và em anh im lặng quan sát ông.

Ba đặt cặp kính lão lên bàn, ôn tồn nói.

“Thế này đi, ba mẹ lo mọi chi phí cho Minh. Ba mẹ không ký cái này, về soạn lại để con đứng tên thụ hưởng tài sản chồng con lúc đó hai chúng ta giúp con ký. Ba và mẹ mày không cần nó báo hiếu, chỉ cần vợ con nó sống tốt là được.”

“Con xin phép.” Đức xem thái độ của ba, ông khẽ đồng ý rồi nó bảo.

“Con mới nghĩ ra cách này hay nè để con đề xuất mọi người nghen.”

“Con nói mẹ nghe thử xem.” Mẹ như nắm được cọng rơm, điều Đức nói làm mọi người đều chăm chú hẳng.

“My có 2 đứa em gái rất thân đồng làm chủ một tiệm vải, em ấy khá thích trẻ con và rảnh rang đến phát ngán, tiệm gần trường Minh lắm ấy, mười mươi phút đi bộ thôi. Có 3 phòng ngủ tầng trên. Chị Ý có thể gửi cháu qua đó đỡ đi tiền thuê bảo mẫu. Em có thể phụ cấp cho Minh vì giờ tài chính em cũng dư dả hơn trước nhiều rồi, ăn uống đi lại của Minh với em không đáng bao đâu nên chị đừng lo. Em chỉ sợ chị ngại thôi.”

“Em không đồng ý ký giấy đâu ạ. Em nhận tấm lòng thôi, nó chân quý nhất trong số tài sản mình có. Số tiền này nên thuộc về người cần đến nó hơn, em nhận cũng thành phần dư rồi để đấy.”

Phần nào Đức có lý, em đuối sức để nghĩ thêm, ai đó sang sớt đi gánh nặng thì thật quá tốt. Nhưng hai đứa em của My còn cuộc sống riêng, chẳng thế bắt chúng nó theo kè kè con mình mãi, vậy không được đâu, em đủ tỉnh táo để phản ứng với sự mời mọc vừa nãy.

“Chị có thuê bảo mẫu riêng cho con nó rồi, không phiền đến gia đình bên My đâu.”

Nghe dứt lời, Đức xin phép ba mẹ ra ngoài sân, hình như nó gọi điện cho ai đó, mọi người cũng lờ mờ đón được người bên kia đầu dây qua giọng điệu thoải mái của Đức.

Khi này, ba mẹ nói chuyện với em, bầu không khí có vẻ chùng xuống phần nào do em hiện diện trong câu chuyện. Mẹ đồng ý với Đức, bà nội muốn qua tiệm vải chăm cháu thay cô Hồng đồng thời cho cô 3 tháng lương xem như tiền hỗ trợ trong thời gian cô tìm công việc mới. Mẹ thuyết phục em, hai người phụ nữ đều có những đứa con mình thương yêu, kể cả đó là con dâu bà ấy vẫn xem như ruột thịt của bà. Ba nét lãnh đạm đó cương nghị bán cân nhà nếu vợ chồng mình cứ lì lợm như thế, em hỏi ba biết rằng sau khi bán ba vẫn chưa biết gia đình sẽ ở đâu mai sau, liệu nơi đó gần chổ tiệm may của Đức không, có gần trường không,... Ba không trả lời được...

Lúc anh kể em nghe anh nợ tiền ba đã bán đi đất đai không lo nghĩ, nhà chúng ta từ khá giả thành khó khăn. Ba cũng muốn quay lại sưởng cơ khí ô tô Toyota bên Nhật để giúp anh. Với anh điều anh làm tồi tệ, nhưng điều ba làm khiến anh sụp đổ trong dần vặt. Vì vậy hai chúng ta không để ba hi sinh thêm điều gì nữa. Em nắm tay anh và hứa với anh trong cái đêm đó rồi mà, sao em có thể nuốt lời độc này.

Mọi thứ lại bế tắc, vì em.

Đức quay vào với vẻ tươi cười như lúc nó đội mưa lâm râm đi vào nhà.

Mẹ nói điều mẹ muốn, em chất vấn làm ba im lặng mà lòng em cũng tái tê.

Đức cười nói ngồi vào chổ.

“Con nãy gọi cho My, mọi thứ ok hết!”

Đôi mắt mẹ nhìn thấy điều gì đó trở nên có nét.

“My nói với gia đình rồi, họ không ý kiến gì mà còn rạng rỡ rủ chúng ta qua ở cùng kia. My bảo con sắp xếp rồi nói em biết ngày là được để em chuẩn bị.”

“Con thấy ba mẹ sui thích ba mẹ lắm đó, ba qua đó ngày ngày trà đạo, đánh cờ với ba My.” Đức trêu.

“Đừng làm phiền người ta.”

“Dạ... con chỉ đùa thôi...” Thanh niên lí nhí đáp.

Mẹ hỏi lại chuyện muốn qua ở cùng với cháu. Bà nội hỏi bằng được mới thôi.

“Mẹ biết tính My rồi, em giờ xem mẹ như mẹ của em rồi, 3 tháng nữa hai đứa con chọn ngày dẹp đăng ký kết hôn, không cần mẹ ngỏ lời My cũng nằng nặc sẽ rủ mẹ sang thôi. Hai bé kia nó cũng khoái món mẹ nấu lắm, mẹ mà ở đó bọn nó càng khoái nữa.” Đức giải bày, làm cho mẹ như đang sống trong chính viễn cảnh ấy.

Em ngồi bên im lặng, từng nút thắt hoá lỏng lẻo trước những con người này.

Em của hiện tại cũng muốn sống cuộc sống bớt phiền não.

Liệu rằng em nên...

 

Ring ring ring.

Ring...

Chiếc smartwatch rung nhẹ ở cổ tay, em sực nhớ mình đã quên tắt âm báo trước khi đến đây. Nhiều thứ làm em quên bẵng nó.

“Thưa ba mẹ, con phải ghé công ty làm rồi. Chuyện hôm nay khi khác gia đình mình bàn sau ba mẹ ạ. Con xin phép ạ”

Em chồm người thu gọn những tờ giấy đựng chúng vào các túi hồ sơ riêng rồi bỏ tất cả vào trong túi sơ mi trắng, mọi người cũng không nói gì thêm với nhau, tuy không nhìn ai nhưng em vẫn cảm nhận được cái nhìn đầy xót xa dành cho em. Em nghe tiếng Đức buột miệng thở dài rất nhỏ lẫn lộn giữa tiếng giấy sồn sột và nút cái bìa nhựa được cài lại, gian phòng yên bẫm.

“Con lai xe cẩn thận, giờ đang giờ tan học đấy.” Mẹ anh dặn dò.

“Dạ, con sẽ chú ý. Con cảm ơn mẹ!”

“Nào rảnh con hay cô Hồng đưa Minh nhớ qua đây, ba lúc đám đến giờ chưa thấy nó sang.” Gương mặt ba anh hiện rõ sự mong mỏi.

“Dạ, con sẽ đưa cháu qua ạ.”

“Thưa ba mẹ con xin phép đi. Đức ơi, chị đi nhé em.”

“Ừ, con đi đi.” Ba anh nói thay cả lời của mẹ.

“Dạ chị, để em đưa chị ra ngõ.” Đức nhanh nhạy đáp lẽo đẽo theo sau em.

Trời tạnh chắc lâu vì em thấy nền gạch ngói màu nâu cam đã khô ráo, chỉ còn những khoé góc là ẩm nước.

Em tiến đến chiếc vision anh mua tặng 6 năm trước, cấm chìa khoá vào chuôi. Em không quên nặn một nụ cười tươi nhất có thể để chào Đức.

“Đến đây thôi em. Chị về nhé.”

“Dạ chị ơi...”

“Sao thế?”

Trông nó ấp úng nhìn em một hồi rồi khuôn miệng nó cũng mấp máy thành thành câu.

“Chị và anh còn phải trả bao nhiêu nữa?”

“Cũng khá đáng kể ấy.” Em bâng khuâng liệu nên nói nó biết hay để dạ mang theo.

“Em biết chị sẽ không nói, em hi vọng chị chia sẽ để em giúp, có thể sẽ chẳng bao nhiêu. Em cung có tiệm may riêng, làm ăn cũng ổn định rồi, lợi nhuận cao vượt mức tính toán hai đứa em. Phần dư đó em có thể trích phần nào đó giúp chị được.”

“Cảm ơn Đức nhé! Chị không nhận đâu. Số tiền dư đó em hãy dành dụm cho tương lai, đời người gặp thời thì như cây chuối ra hoa vậy, em nên nắm bắt lấy, đừng vì cảm xúc nhất thời mà ảnh hưởng mai sau em à.”

“...”

“Hà hà, nếu một ngày nào đó em tôi thành ông chủ cả chuỗi mấy cửa hàng may khắp cái thành phố này lúc đó chị qua tận nhà gỏ cửa, em búng cái bay sạch nợ cho anh chị luôn.” Anh đừng quên rằng em cũng biết đùa, em là đứa hay ghẹo anh mà, giờ ghẹo lây qua em anh thôi.

“Chị tính ôm hết mọi thứ vậy sao?”

“Ừm. Cũng không khó với chị, chỉ sợ mọi người lo lắng thái quá thôi.”

“Em vẫn nhớ, lúc ngồi ăn tân gia ở nhà anh chị, hai anh em ngồi nhăm nhi trai bia nói đủ thứ chuyện trên đời, anh kể em nghe thời gian khốn khó và cả dự định của anh mà anh chưa lần nào dám nói trước mặt ba mẹ.”

“Anh Tuấn nói với em chuyện gì?” Em tò mò rằng anh kể gì với em trai mình.

“Anh chỉ bảo em dù có đi con đường xa đến đâu thì hãy luôn nhớ đường về nhà, chúng ta luôn có gia đình, có nhà để về. Em không quên lời anh Tuấn nói và thắm thiết về nó. Vì vậy, em mong chị có thể gỡ bỏ đi phần nào gánh nặng chị mang, chi bớt cho những người có thể giúp chị, với chị có thể đó là gánh nặng nhưng với họ là niềm vui nhẹ nhàn. Như mẹ, chỉ đơn giản là bà nội muốn gần cháu, hai em của My tìm người hú hí sáng hôm và ăn cơm nhà thay vì hai đứa nó ra tiệm.”

Đức trưng bày trước mắt em một lối đi khác em chưa nghĩ tới, tại sao trước giờ em không suy nghĩ theo hướng này, sẽ tốt biết bao nếu em nhận ra nó sớm hơn. Có quá muộn không...? Mọi người có phiền không anh...?

Đức dừng nhịp rồi hít thở đều, con ngươi nó giữ chặt trong toàn bộ góc nhìn của em. Một câu nói tròn vành rõ chữ lọt vào màn nhĩ, nằm lại trong tâm trí em.

“Chúng ta là gia đình. Hãy để mọi người cùng nhau chia sớt khó khăn với chị. Vì chúng ta là gia đình mà!!!”

Phải rồi, anh và em đi tách biệt khỏi mái ấm từ lâu. Chúng ta cứ ôm khư khư cái lý do sửa chữa sai lầm rồi gánh vác mọi thứ. Chúng ta luôn đinh ninh mọi người sẽ vui và hạnh phúc, nhưng chúng ta lại làm họ sầu não hơn thôi. Ở một nơi khác, anh và em đã bị bỏ đi và tự sinh tự diệt với mớ hỗn đốn hai ta tạo nên, sẽ không có ma nào quan tâm ta sống như nào hôm nay. Còn ở đây, mấy con người này vẫn chưa thấy phiền mà gạt ra rìa, hết lần này đến lần khác chìa cánh tay kéo vớt chúng ta lên khỏi bùn lầy, chẳng chê bai chúng ta tanh tưởi, cũng không mặn mà để tâm những điều chúng ta mắc phải.

Gia đình...

“Chị?”

Đúng rồi, là gia đình...

“Chị?”

“Hử, chị nghe nè”

“Chị như người mất hồn vậy. Có nghe em nói không đó?”

“Chị nghe mà. Chị sẽ xem xét sau.”

“Em khuyên chị nên nghe theo em lần này. Không ai cảm thấy phiền hay gì đâu nên chị đừng lo.”

“Chị cảm ơn em! Đó là ý kiến hay chị từng nghe đấy.”

“Hề hề, em biết mà.”

“Chị về đây, nhớ quan tâm mẹ đấy, trông bà gầy guộc lắm. Chào em nhé.”

“Dạ em nhớ rồi. Chị giữ sức khoẻ nhé.”
 

Sau cơn mưa đường xá trở về với sự đông đúc thường ngày. Bầu trời trong xanh soi mình qua những vũng nước động lại trên vỉa hè.

Em cũng thấy lòng mình như đang chíu sáng bởi hơi ấm gia đình. Họ điều hướng về gia đình nhỏ chúng ta, chỉ chúng ta cố tình rời xa họ.

Anh biết không? Em mới nhận ra một điều quan trọng, không phải chuyện gì hai ta tự gánh vác là êm xuôi, nó làm ta mệt mỏi cùng cục nhưng buông nó đi lại là niềm vui cho tất cả.

Bây giờ em không biết lựa lời để nói sao với chị Hồng, điều đó thật khỏ mở miệng, thôi thì mình kể thật với chị. Còn cả mớ giấy tờ em phải sửa lại mà không biết hợp ý anh không. Kết quả cuối cùng tâm nguyện của anh vẫn sẽ vẹn nguyên theo một cách mà trước kia hai ta chưa thực hiện.

Lời nhắn từ Luna Wong: vượt quá số chữ quy định tính thua rồi nhưng vẫn ghi nhận sự cố gắng của tác giả.

Chức năng bình luận chỉ dành cho độc giả đã xác minh tài khoản.

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay.